Taro là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng mũi taro

Taro là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng mũi taro

Taro là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng mũi taro – Taro là cụm từ hay được sử dụng khá phổ biến trong ngành cơ khí hiện nay. Tuy nhiên, với những người không làm việc trong lĩnh vực này thì khá niệm này rõ ràng còn rất mới mẻ. Vậy Taro là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng mũi taro của Taro ra sao? Hãy đọc ngay bài viết sau đây để biết thông tin chi tiết nhé!

Taro là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng mũi taro

Mũi taro là gì?

Mũi taro là dụng cụ dùng để tạo ren, nó là phương pháp tạo ren phổ biến nhất, nó dùng để tạo ren lỗ trong hoặc tạo ren ngoài (gọi là mũi taro ren ngoài hoặc bàn ren).

Mũi taro là gì?

Trong quá trình taro ren việc chọn mũi khoan phù hợp với mũi taro là rất quan trọng. Đường kính mũi khoan cho 1 mũi taro cụ thể nằm trong một khoảng và thường thì người ta lấy kích thước trung bình, tuy nhiên chúng ta có thể điều chình tăng giảm tùy từng vật liệu.

Taro được sử dụng rộng rãi trong ngành gia công cơ khí tuy nhiên gần như chỉ có những kỹ sư cơ khí hoặc người thường xuyên sử dụng đến nó mới hiểu rõ được thuật ngữ này. Và việc 1 người chưa dùng tới phân biệt được đạc tính, công dụng và giá trị của nó rất khó. Nhiều khách hàng khi tìm đến cơ sở thu mua phế liệu hợp kim của Hưng Thịnh cũng chưa hề biết giá trị thật của mũi taro.

Cấu tạo của Taro

Taro có cấu tạo bằng bộ. Trong mỗi bộ Taro lại gồm 3 chiếc làm từ thép cacbon Y12 hay thép gió tôi cứng.

Thông thường, mỗi chiếc taro lại chia làm 3 phần mang kết cấu cũng như tác dụng vô cùng khác nhau:

+ Phần đầu Taro: Là phần mang ren, đóng vai trò là bộ phận cắt gọt tạo nên ren ốc

+ Phần cổ Taro: Là phần không có ren, tiết diện tròn. Phần này được sử dụng nhằm khắc trị số ở đường kính, bước ren ốc và loại taro

Ví dụ: Ở phần cổ Taro có khắc ký hiệu M25; 3 và chứa một rãnh vòng ở trên cổ thì dịch ra sẽ được hiểu là:

  • ♦ M25: là đường kính đầu ren mà taro tạo ra
  • ♦ 3 chỉ số bước ren (Bước ren được hiểu là khoảng cách giữa hai đỉnh ren liên tiếp)
  • ♦ Chỉ có một rãnh vòng mang ý nghĩa cho chúng ta biết taro này thuộc taro phá.

+ Phần đuôi Taro: Là phần làm thành tiết diện vuông với nhiệm vụ để cắm được vào bộ phận tay quay Taro

– Theo các chuyên gia về cơ khí đầu ngành, cấu tạo ren trong từng chiếc taro hoàn toàn không đồng nhất dù chúng trong một bộ:

+ Taro 1 (chứa 1 rãnh vòng ở cổ): Là loại Taro phá, có chiều cao chỉ bằng ⅓ ren đúng. Taro này sẽ đảm nhận lượt cắt gọt đầu nhằm tạo ra vết ren trong lỗ

+ Taro 2 (chứa 2 rãnh vòng ở cổ): Là loại Taro trung gian, với chiều cao bằng khoảng ⅔ ren đúng. Taro này sẽ đảm nhận phần cắt gọi ngay sau nhát cắt đầu từ Taro phá nhằm tạo ra rãnh ren sâu hơn.

+ Taro 3 (chứa 3 rãnh vòng ở cổ): Là loại Taro hoàn thành, có chiều cao ren bằng với chiều cao ren đúng. Taro 3 được sử dụng để cắt gọt đợt cuối nhằm cho ra đúng chuẩn chiều cao của ren cần có. Ngoài ra, chúng còn giúp làm nhẵn bóng sườn của ren

Phân loại các loại mũi taro 

Phân loại các loại mũi taro 

Phân loại mũi taro dựa vào cách gia công

Dựa vào phương pháp này, mũi taro có thể phân thành hai loại. Đó là:

+ Mũi taro máy

Có thiết kế bao gồm có một cây và mũi taro rãnh xoắn hoặc mũi taro rãnh thẳng. Chúng hoạt động chủ yếu nhờ vào máy. Chúng được biết đến với các dòng sản phẩm như: máy phay CNC, máy tiện CNC, máy phay, máy khoan taro, máy taro chuyên dụng, máy khoan từ,…

+ Mũi taro tay

Là dòng sản phẩm hoạt động bằng tay thông qua cách kết hợp với tay quay taro. Trước đây, mũi taro tay thường được thiết kế bao gồm một bộ có ba cây: cây thô, cây bán tinh và cây tinh. Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển, hiện nay, chúng chỉ còn cần có một cây. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là nhanh và có thể gắn lên cả máy chạy khi cần thiết.

Phân loại mũi taro dựa vào bước ren

Dựa vào phương pháp này, thị trường hiện nay chia làm hai loại. Đó là mũi taro bước chuẩn và mũi taro bước nhuyễn. Trong số đó, mũi taro bước chuẩn chính là dòng sản phẩm phổ biến nhất. Riêng mũi taro bước nhuyễn sẽ có bước nhỏ hơn bước chuẩn. Chúng thường được sử dụng trong các lĩnh vực như gia công ren đường khí, đường nước, thực phẩm,…nhằm tránh tình trạng bị rò rỉ hoặc cần gia tăng độ chặt đối với mối ghép.

Phân loại mũi taro dựa vào đường ren

Dựa vào cách phân loại này, chúng ta sẽ có hai loại mũi taro. Đó là: mũi taro ren trái và mũi taro ren phải. Trong đó , mũi taro ren phải là dòng sản phẩm thường được sử dụng nhiều nhất. Cách nhận biết đơn giản nhất là chúng có đường ren thuận theo chiều kim đồng hồ. Trong khi đó, mũi taro có đường ren trái sẽ ngược với chiều kim đồng hồ. Chúng thường đi sử dụng trong mối ghép ren chuyển đồng như: ren cánh quạt , ren kính trên xe máy,…

Phân loại mũi taro dựa vào vật liệu gia công

Trên thực tế, mỗi một loại vật liệu gia công mũi taro sẽ tạo ra một loại phoi nhất định với từng độ cứng khác nhau. Chính vì vậy, thị trường của dòng sản phẩm này trở nên vô cùng đa dạng và phong phú.

Phân loại mũi taro dựa vào tiêu chuẩn ren

Mỗi khu vực, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có từng tiêu chuẩn ren có phần khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ là UNC, NPT, NPS,… Trong khi đó ở nước Anh lại là BSW, BST,… Tuy nhiên, phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam chúng ta vẫn là các loại mũi taro hệ MET hoặc mũi taro hệ INCH. Trong đó, mũi taro hệ MET thường được sử dụng tại các khu vực Châu Á và mũi taro hệ INCH chủ yếu được dùng ở những nước Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc. Sau đó, tùy vào từng khu vực, từng quốc gia, dòng sản phẩm này lại tiếp tục chia theo nhiều tiêu chuẩn ren hoàn toàn khác nhau.

Phân loại mũi taro dựa vào phôi

Dựa vào phương pháp này, người ta chia làm hai loại chính. Đó là mũi taro cắt và mũi taro nén. Sự khác biệt của hai dòng sản phẩm này chính là mũi taro cắt sẽ sinh ra phoi và mũi taro nén không hề sinh ra phoi mà lại nén hay ép lại. Trong đó, mũi taro nén thường được ứng dụng vào quá trình gia công vật liệu phi kim loại như đồng, nhôm,…hoặc taro ren những chi tiết cần đến độ mỏng như: vỏ máy tính, tivi, tủ lạnh, máy in, máy giặt,…

Phân loại dựa vào lớp phủ

Tuổi thọ của mũi taro thường liên quan mật thiết đến nguồn năng suất. Chính vì vậy, các nhà sản xuất thường bao phủ thêm một lớp bảo vệ nhằm gia tăng khả năng chịu nhiệt và mài mòn của chúng trong quá trình hoạt động. Một mũi taro bình thường sẽ được cấu tạo nên chủ yếu từ thép gió. Chúng có màu trắng. Tuy nhiên, khi mang đi Oxide hóa bề mặt của chúng, mỗi màu sắc sẽ phân thành từng loại khác nhau. Ví dụ như: màu đen là mũi taro OX, màu vàng là mũi taro phủ TIN, màu tím than là mũi taro phủ TiCrn hoặc TiAin,…

Phân loại mũi taro dựa vào vật liệu làm mũi taro

Dòng sản phẩm này được chế tác ra từ khá nhiều loại vật liệu. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các mũi sau đây:

  • Mũi taro SKS
  • ⇒ Mũi taro HSS-E
  • ⇒ Mũi taro Carbide (thép hợp kim)

Ứng dụng của mũi Taro

Taro được ứng dụng nhiều nhất trong công tác ống ren ( ống coupler ) nối thép xây dựng. Việc sử dụng ống coupler sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được phần thép nối chồng và giảm mật độ thép tại vị trí ren nối đáng kể.

Ngoài ra thì chúng cũng hay được dùng để nối các giằng cột nhà xưởng, thanh để giằng mái nhà, công nghiệp.

Như vậy, taro hay mũi taro thực chất là những thuật ngữ không quá xa lạ đối với chúng ta. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu thêm về chúng cũng như biết về cấu tạo, phân loại và các ứng dụng thực tế của chúng.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHẾ LIỆU HƯNG THỊNH

CS1: 229 Nguyễn Thị Tú, Phường Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tphcm
CS2: 75/71 Lý Thánh Tông – F Tân Thới Hòa– Q. Tân phú
CS3: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 – Xã Thuận Giao, Huyện Thuận An, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương
Tel: 0973 341 340 – 0903156761 Hưng Thịnh
Gmail: lehieublbp93@gmail.com
Website: https://thumuaphelieuhungthinh.com/
MXH: Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác thu mua phế liệu của chúng tôi như: Thu mua phế liệu Nhật Minh, Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt, Thu mua phế liệu Hải Đăng, thu mua phế liệu Hưng Thịnh, Mạnh tiến Phát, Tôn Thép Sáng Chinh, Thép Trí Việt, Kho thép trí Việt, thép Hùng Phát, khoan cắt bê tông, dịch vụ taxi nội bài

0973341340

Contact Me on Zalo