Quy trình làm thủ tục mở tờ khai hải quan về bán sắt vụn phế liệu – Căn cứ Điều 71 Mục 4 Chương III Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” thì:
“Điều 71. Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa
1. Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thực tế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu (ví dụ: vỏ lạc trong quá trình gia công lạc vỏ thành lạc nhân) khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Phế liệu, phế phẩm nằm ngoài định mức thực tế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.”
– Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa được quy định tại Điều 21 Mục 2 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” như sau:
“Điều 21. Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa”
Nguyên tắc thực hiện mở tờ khai hải quan
Nội dung chính:
- 1 Nguyên tắc thực hiện mở tờ khai hải quan
- 2 Trách nhiệm của người khai hải quan
- 3 Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
- 4 Quy trình cơ bản, thủ tục mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
- 4.1 1. Khai thông tin nhập khẩu (IDA):
- 4.2 2. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):
- 4.3 3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
- 4.4 4. Phân luồng, kiểm tra và thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống sẽ tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ:
- 4.4.1 4.1 Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ: Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ online từ VNACCS sang Vcis.
- 4.4.2 a.4 Sử dụng nghiệp vụ IDA01 để nhập các nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ tục, ấn định thuế, sửa đổi nội dung khai báo và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.
- 4.4.3 4.2 Đối với các tờ khai luồng xanh:
- 4.5 5. Khai sửa đổi, khai bổ sung trong thông quan:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;
c) Hàng hóa khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản;
d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
Trách nhiệm của người khai hải quan
a) Nộp bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:
a.1) Tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
a.2) Giấy phép của Bộ, ngành cho phép thay đổi mục đích sử dụng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa theo quy định phải có giấy phép: 01 bản chính;
a.3) Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp.
b) Kê khai, nộp đủ thuế theo quy định trên tờ khai hải quan mới và ghi rõ số tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũ, hình thức thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức tái xuất hoặc chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế, người nộp thuế phải kê khai theo quy định nêu trên, nhưng không phải nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu và bị xử phạt theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan.
Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng và thực hiện điều chỉnh tiền thuế của tờ khai hải quan cũ tương ứng với số hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đã được kê khai trên tờ khai hải quan mới như sau:
a) Trường hợp người nộp thuế chưa nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Sau khi số tiền thuế của tờ khai mới đã được nộp, cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai cũ;
b) Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai hải quan cũ, sau đó thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới (thực hiện xử lý tương tự như tiền thuế nộp thừa). Nếu số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ ít hơn so với số tiền thuế phải nộp của tờ khai hải quan mới, người nộp thuế phải nộp bổ sung số tiền còn thiếu trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, nếu thừa thì cơ quan hải quan sẽ hoàn trả theo đúng quy định. Trình tự thực hiện bù trừ hoặc hoàn trả thực hiện theo Điều 132 Thông tư này.
Quyết định điều chỉnh thuế thực hiện theo mẫu số 03/QĐĐC/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời hạn hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Thông tư này. Trong thời gian cơ quan hải quan xử lý hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế đã nộp của tờ khai hải quan cũ với số thuế của tờ khai hải quan mới người nộp thuế không bị tính chậm nộp tiền thuế.”
– Căn cứ nội dung hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại điểm 13 mục IV Phụ lục Bảng tổng hợp vướng mắc thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ban hành kèm theo Công văn số 11567/TCHQ-TXNK ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Tổng cục Hải quan gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố “Về việc thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP” thì: “Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì phế liệu, phế phẩm từ nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) với cơ quan hải quan theo quy định về hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng”.
Nếu bạn chưa quen hoặc khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan thì hãy liên hệ chúng tôi thu mua phế liệu và được hỗ trợ làm thủ tục hải quan hoàn toàn miễn phí.
Quy trình cơ bản, thủ tục mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
1. Khai thông tin nhập khẩu (IDA):
– Người khai hải quan sẽ khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đúng và đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người kê khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS trực tuyến, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào ( ví dụ: tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp, tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, mức đóng thuế… và phản hồi lại cho người kê khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai – IDC.
– Khi hệ thống cấp số văn bản thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS.
2. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):
– Khi người kê khai nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người kê khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin này là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
– Trường hợp sau khi kiểm tra, người kê khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, và cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và việc thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.
3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai hải quan, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai ( doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, phá sản, giải thể…). Nếu doanh nghiệpkê khai thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.
4. Phân luồng, kiểm tra và thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống sẽ tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ:
4.1 Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ: Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ online từ VNACCS sang Vcis.
a. Cơ quan hải quan:
a.1 Thực hiện kiểm tra, xử lý chính xác tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS:
– Lãnh đạo: Ghi nhận các ý kiến chỉ đạo công chức đã được phân công về việc kiểm tra, xử lý đối với tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ khai”;
– Công chức được phân công xử lý tờ khai: Ghi nhận các ý kiến đề xuất và các nội dung cần xin ý kiến lãnh đạo, kết quả kiểm tra, xử lý tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ khai”
– Nếu Lãnh đạo hay công chức không ghi nhận các nội dung trên, hệ thống không sẽ cho phép thực hiện nghiệp vụ CEA;
a.2 Sử dụng nghiệp vụ CKO để:
– Thông báo cho người khai hải quan về địa điểm, hình thức và mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá (đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ);
– Chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng vàng, hoặc ngược lại từ luồng vàng sang luồng đỏ (theo quy định của quy trình nghiệp vụ liên quan).
a.3 Sử dụng nghiệp vụ CEA để:
– Nhập và hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng;
– Nhập và hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hoá đối với luồng đỏ.
a.4 Sử dụng nghiệp vụ IDA01 để nhập các nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ tục, ấn định thuế, sửa đổi nội dung khai báo và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.
b. Người khai hải quan:
– Chờ và nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá;
– Nộp hồ sơ giấy để các cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá;
– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, về phí, lệ phí (nếu có).
c. Hệ thống:
(1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” ( có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra )
(2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng.
(3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực đã hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự động thực hiện các công việc sau:
– Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0 : Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.
– Trường hợp số thuế phải nộp khác 0 : Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh ( chung, riêng ): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống kê khai sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền trên hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
– Trường hợp khai báo nộp thuế ngay ( chuyển khoản hay nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai các “ chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, khoản lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
4.2 Đối với các tờ khai luồng xanh:
– Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0 : Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”.
– Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay ( chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, các khoản lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế, lệ phí, phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
+ Trường hợp người khai đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh ( chung, riêng ): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai tất cả các “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp , hệ thống sẽ báo lỗi.
– Cuối ngày hệ thống của VNACCS tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh đã được thông quan chuyển sang hệ thống VCIS.
5. Khai sửa đổi, khai bổ sung trong thông quan:
(1) Hệ thống sẽ cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện các hình thức khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình khai thông tin sửa đổi bổ sung được hiển thị toàn bộ thông tin tờ khai nhập khẩu (IDA) trong trường hợp khai sửa đổi, khai bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị thông tin khai nhập khẩu sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, và bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.
(2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan sẽ gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ chính thwusc cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin tờ khai sửa đổi tại màn hình IDE, khi người khai hải quan ấn nút “ gửi ” tại màn hình này thì hoàn tất việc đăng ký giấy tờ khai sửa đổi, bổ sung.
(3) Số tờ khai sửa đổi bổ sung là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là hơn 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì các ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0.
(4) Khi người khai hải quan đã khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi và bổ sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh).
(5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, khai bổ sung (IDA01) giống các chỉ tiêu trên màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu trên (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại IDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi trên đó.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHẾ LIỆU HƯNG THỊNH
CS1: 229 Nguyễn Thị Tú, Phường Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tphcm
CS2: 75/71 Lý Thánh Tông – F Tân Thới Hòa– Q. Tân phú
CS3: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 – Xã Thuận Giao, Huyện Thuận An, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương
Tel: 0973 341 340 – 0903156761 Hưng Thịnh
Gmail: lehieublbp93@gmail.com
Website: https://thumuaphelieuhungthinh.com/
MXH: Facebook