Phế Thải Và Phế Liệu – Sự Khác Nhau, Cách Phân Biệt Chuẩn Nhất Cho Bạn – Hiện nay, hai loại khái niệm phế liệu và phế thải khiến không ít người băn khoăn. Nếu bạn chưa biết cách phân biệt phế liệu và phế thải, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai thứ này, biết cách phân biệt chúng cũng như có được những hiểu biết nhất định về chúng.
Phế liệu là gì?
Nội dung chính:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác (Khoản 16 Điều 3).
Phế thải là gì?
Trong khi đó, phế thải (hay chất thải) là các loại vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (khoản 12 điều 3 Luật BVMT).
Sự Khác Nhau, Cách Phân Biệt Chuẩn Nhất Cho Bạn
Có thể phân biệt phế liệu và phế thải theo 3 tiêu chí sau:
Các yếu tố để trở thành phế liệu hoặc phế thải:
Phế liệu: Là những vật liệu, sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể, có thể, đã được phân loại và lựa chọn.
Phế thải: Là những vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí.
Các yếu tố bị loại bỏ:
Phế liệu: Chủ sở hữu vật liệu, sản phẩm chủ động từ bỏ khai thác, sử dụng sản phẩm, vật liệu đó.
Phế thải: Chủ sở hữu có thể chủ động từ bỏ khai thác, sử dụng vật chất hoặc buộc phải từ bỏ do vật hết giá trị sử dụng.
Mục đích sau khi bị thải ra:
Phế liệu: thu hồi và tái sử dụng làm nguyên liệu mới cho quá trình sản xuất sản phẩm khác.
Phế thải: Luật BVMT 2014 không đề cập tới mục đích sau khi phế thải bị thải ra mà nó chỉ quy định phải có biện pháp xử lý, tiêu hủy phù hợp với từng loại chất thải.
Tiêu Chí Để Trở Thành Phế Liệu Là Gì?
Phế liệu và chất thải giống nhau khi cùng là vật liệu bị loại bỏ hoặc bị loại bỏ từ một hoạt động phù hợp. Nhưng phế liệu có thể xử lý lại. Phế liệu có thể rất tốn kém, vì nó có thể còn sót lại các vật liệu vượt quá những vật liệu cần thiết cho lắp ráp, hoặc có thể là toàn bộ một loạt các bộ phận bên ngoài dung sai cần phải được làm lại hoặc tái chế. Vật liệu bị mất đó, thời gian làm và xử lý nó, và thời gian và chi phí lao động để làm lại và sửa chữa các bộ phận để sử dụng có thể trở nên rất tốn kém.
Để là phế liệu:
1. nó phải là sản phẩm hay vật liệu do chính con người tạo ra. Thông thường, chúng sẽ được tồn tại dưới hai dạng đó là vật thể và phi vật thể, tuy nhiên phi vật thể không nằm trong khái niệm phế liệu.
2. các cơ sở thu mua phế liệu đồng, nhôm phế liệu hay kẽm… cũng phải đảm bảo nó là sản phẩm hay vật liệu được đưa ra khỏi quá trình sản xuất hay tiêu dùng khi mà nó không còn giá trị, không phù hợp với mục đích sử dụng nữa.
3. được thu mua để trở thành phế liệu, nguyên liệu. Nó không phụ thuộc vào việc đánh giá trên thực tế đối với hành vi của chủ sở hữu khi từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng của sản phẩm. Loại vật liệu cần được xem xét đối với từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, thu mua phế liệu Đồng Nai dưới hình thức hàng hóa, sau đó tái chế lại để trở thành nguyên liệu, sản phẩm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Phân loại phế liệu
Hiện nay, trên thị trường, phế liệu được phân ra làm 3 loại riêng biệt như sau:
Phế liệu thô: đây là loại phế liệu chiếm sản lượng cao nhất trong số 3 loại phế liệu, chúng chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng phế liệu. Phế liệu thô gồm đất đá tròn xây dựng hoặc khi khai thác khoáng sản, kính, gạch, bê tông, tro…
Phế liệu không nguy hiểm: Phế liệu không nguy hiểm chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng phế liệu. phế liệu không nguy hiểm gồm: hoa, lá cây, gỗ, rơm, carton, giấy, nhựa…
Phế liệu nguy hiểm: Phế liệu nguy hiểm thì là phần thiểu số, chúng chiếm dưới 4% tổng sản lượng phế liệu.
phế liệu nguy hiểm là những loại chứa những chất độc hại đối với con người, sinh vật và môi trường. chúng bao gồm: các vật liệu phóng xạ, chất hoá học, các chất thải y tế…
Những loại phế liệu có thể dùng để tái chế
Phế liệu nhựa
Các vỏ thiết bị điện thoại, máy tính, các loại chai lọ và hầu hết các loại nhựa đều có thể được công ty tái chế nhựa thu mua và tái chế thành các sản phẩm nhựa hữu ích khác. việc tái phế liệu nhựa có thể tiết kiệm tới 60% năng lượng so với việc sản xuất nhựa từ đầu, bên cạnh đó, nó còn giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phế liệu kim loại
Các loại như Thu mua phế liệu Đồng, Thu mua phế liệu Nhôm, Thu mua phế liệu Sắt, Thu mua phế liệu Inox, Thu mua phế liệu hợp kim, Thu mua phế liệu Niken, Thu mua phế liệu Thiếc, Thu mua phế liệu Chì, Thu mua phế liệu số lượng lớn các loại
,… tất cả các loại thiết bị điện, bo mạch điện tử hư hỏng, điện thoại, máy tính, đồ nội thất hay bất kể loại phế liệu kim loại nào cũng sẽ được công ty phế liệu thu mua với giá cao. các vật liệu phế thải mua về sẽ được phân loại theo nhóm trước khi đưa đi tái chế.
Phế liệu vải
Các loại quần áo hay các đồ dệt may khi không sử dụng nữa bạn có thể mang tặng những người cần chúng hơn.
hiện nay, rất nhiều người còn tận dụng nguồn phế liệu vải này để tái chế nên những sản phẩm khác vô cùng độc đáo, chẳng hạn như: chùi chân, đồ bắt bếp,…
Phế liệu giấy
Các vật dụng làm từ giấy như: bìa carton, giấy báo, vở…. thì rất dễ tái sử dụng. nhiều người vẫn dùng giấy cũ để gói đồ thực phẩm, một cạch hạn chế sử dụng túi ni lông giúp bảo vệ môi trường.
Ngoài cách trên, các công ty phế liệu còn có thể thu gom giấy cũ để làm nguyên liệu sản xuất ra các loại giấy tái chế khác, mang lại hiệu quả tốt lại tiết kiệm nhiên liệu và tài nguyên rừng.
Lợi ích của việc tái chế phế liệu
Một trong những điểm làm nên sự khác biệt giữa phế liệu và phế thải là mục đích sử dụng. phế liệu có thể trở thành nguyên liệu tái chế nên những sản phẩm mới trong khi phế thải thì không còn bất kỳ công dụng tái chế nào khác.
lâu nay, việc tái chế luôn là hành động được nhiều người khuyến khích nên làm. vậy thì cụ thể, lợi ích của hành động tái chế phế liệu bao gồm những gì?
Giúp bảo vệ môi trường
cơ quan bảo vệ môi trường mỹ đã nghiên cứu, tái chế kim loại phế liệu đem liệu nhiều lợi ích cho môi trường, thay thế cho quặng sắt nguyên chất. nó sẽ giúp giảm 86% ô nhiễm không khí, giảm 76% ô nhiễm nước, giảm 40% việc sử dụng nước và gây ô nhiễm nước, giảm 97% chất thải mỏ quặng, tiết kiệm 75% năng lượng và tiết kiệm 90% các nguyên vật liệu được sử dụng.
Cung cấp việc làm cho nhiều lao động
Không thể phủ nhân rằng, hiện nay, những công việc liên quan đến thu mua phế liệu đã phát triển hơn nhiều và giúp cho rất nhiều người kiếm được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.
Tuy vẫn còn những quan điểm khá hà khắc xoay quanh công việc này, nhưng với những đóng góp tích cực đến môi trường, chúng ta tin rằng, chúng sẽ dần được loại bỏ và mọi người sẽ có cái nhìn thiện cảm và tôn trọng hơn dành cho công việc này.