Phế liệu phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa

Phế liệu phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa

Phế liệu phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa – Chính sách thuế đối với phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng XK chuyển bán tiêu thụ nội địa; phế liệu, phế phẩm hàng sản xuất XK khi chuyển tiêu thụ nội địa được tính như thế nào?… Đây là thắc mắc của không ít doanh nghiệp và đơn vị Hải quan vừa được Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể.

Phế liệu phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa
Phế liệu phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa

Cách tính phế liệu, phế phẩm

Gặp vướng với trường hợp của Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm PATAYA (Việt Nam) NK mặt hàng cá nục, cá trích, cá song nguyên con đông lạnh để sản xuất sản phẩm cá đóng hộp XK, trong quá trình sản xuất, DN thu lại đầu và đuôi cá còn giá trị thương mại nên đã bán tiêu thụ nội địa. Hải quan Cần Thơ thắc mắc, đầu và đuôi cá mà DN thu được trong quá trình sản xuất có được coi là phế liệu, phế phẩm hay không?

Cách tính phế liệu, phế phẩm

Hướng dẫn về xử lý thuế đối với phế liệu, phế phẩm, Tổng cục Hải quan phân tích, tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm XK, việc xác định định mức thực tế sản xuất sản phẩm XK thực hiện theo mẫu số 16/ĐMTT/GSQL tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa XK không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; Phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất…) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa XK và không đạt chất lượng để XK. Tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan Hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Thông tư này. Tổ chức, cá nhân và cơ quan Hải quan sử dụng định mức thực tế sản xuất để xác định số thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm, hoàn thuế, không thu thuế hoặc khi cơ quan Hải quan kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành.

Căn cứ khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng XK khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế NK nhưng phải kê khai, nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế Bảo vệ môi trường (nếu có).

Với những quy định trên, Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp DN thu mua phế liệu, phế phẩm đáp ứng quy định tại khoản 35 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế NK nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo quy định tại Khoản 49 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Việc xác định phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất có hay không là phế liệu, phế phẩm để miễn thuế NK cơ quan Hải quan dựa trên định mức thực tế sản xuất của DN khi báo cáo quyết toán theo quy định tại Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Khoản 60 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-BTC). Trong đó, định mức thực tế sản xuất được xác định tại thời điểm thực hiện báo cáo quyết toán theo công thức được quy định như sau: Định mức thực tế của một đơn vị sản phẩm theo từng nguyên liệu, vật tư = Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã dùng để gia công, sản xuất sản phẩm XK chia cho Tổng số lượng sản phẩm thu được.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cho biết, đối với phế liệu, phế phẩm không đáp ứng quy định về định mức thực tế sản xuất quy định tại khoản 35 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, nguyên liệu, vật tư không tham gia vào quá trình sản xuất, phế liệu, phế phẩm không được tạo ra trong quá trình sản xuất hàng XK thì không được miễn thuế NK.

Phế liệu phế phẩm có được miễn thuế?

Theo phản ánh của Cục Hải quan TPHCM, tại đơn vị phát sinh vướng mắc của Công ty TNHH Touton Việt Nam về thủ tục, chính sách thuế đối với phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng XK chuyển bán tiêu thụ nội địa. Cụ thể, theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế XK, thuế NK thì hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng theo quy định của Luật Hải quan trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Phế liệu phế phẩm có được miễn thuế?

Tuy nhiên, tại Điều 1 Khoản 49 Thông tư số 39/2018/TT-BTC không quy định cụ thể định mức phế liệu, phế phẩm; không quy định cơ quan thu thuế, thời hạn nộp thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường nên dẫn đến tình trạng DN lợi dụng chính sách gây khó khăn trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan.

Trong khi đó, quy định tại Điều 9 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13, trường hợp phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng XK chuyển bán tiêu thụ nội địa phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) thì thời hạn nộp thuế phải tính từ ngày thông quan, giải phóng hàng của tờ khai NK đầu tiên (nếu kê khai, nộp thuế với cơ quan Hải quan) vì DN không mở tờ khai mới để chuyển mục đích sử dụng.

Để có cơ sở thực hiện thủ tục hải quan, áp dụng chính sách thuế đối với phế liệu, phế phẩm bán chuyển tiêu thụ nội địa đối với loại hình sản xuất XK, Hải quan TPHCM đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể định mức phế liệu, phế phẩm không mở tờ khai mới chuyển mục đích sử dụng được miễn thuế nhập khẩu, cơ quan thực hiện thu các loại thuế khác và thời hạn nộp thuế đối với các loại thuế này.

Giải đáp vướng mắc này, Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ quy định tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm XK. Việc xác định định mức thực tế sản xuất sản phẩm XK thực hiện theo mẫu số 16/ĐMTT/GSQL tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng XK khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế NK nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế Bảo vệ môi trường (nếu có). Việc kê khai nộp thuế đối với phế liệu, phế phẩm thực hiện theo hướng dẫn tại số thứ tự 1, 2 Phụ lục này.

Tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm XK, việc xác định định mức thực tế sản xuất sản phẩm XK thực hiện theo mẫu số 16/ĐMTT/GSQL tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Căn cứ khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng XK khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế NK nhưng phải kê khai, nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế Bảo vệ môi trường (nếu có). Việc kê khai nộp thuế đối với thu mua phế liệu giá cao, phế phẩm thực hiện theo hướng dẫn tại số thứ tự 1, 2 Phụ lục này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác thu mua phế liệu của chúng tôi như: Thu mua phế liệu Nhật Minh, Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt, Thu mua phế liệu Hải Đăng, thu mua phế liệu Hưng Thịnh, Mạnh tiến Phát, Tôn Thép Sáng Chinh, Thép Trí Việt, Kho thép trí Việt, thép Hùng Phát, khoan cắt bê tông, dịch vụ taxi nội bài

0973341340

Contact Me on Zalo